Lập kế hoạch chi tiêu đơn giản cho học sinh
Đây là một trang Expense Tracker thường thấy trong rất nhiều quyển bullet journal. Tuy nhiên, để vận dụng được tối đa ưu điểm của phương pháp này, mình đã tìm rất nhiều bài viết trên mạng và rút ra được một vài cách giúp quản lý tốt nhất.
1. THÊM NHỮNG MỤC BÊN NGOÀI
Mình thường thấy mọi người chỉ ghi ngày, items, loại, địa điểm, ..., nhưng ít khi ghi số tiền ban đầu các bạn có và tổng kết lại các bạn còn bao nhiêu tiền (hoặc thiếu bao nhiêu tiền) so với ban đầu.
Đầu tiên, chúng ta nên thêm mục Checking. Mục này mình thường để ở một góc nhỏ và được đánh dấu bằng hightlight (hoặc sử dụng viết/bút mực có màu sáng) để dễ chú ý. Checking - y như tên gọi của nó, phần này mình thường dùng để ghi số tiền ban đầu và số tiền còn lại.
Với những bạn thường xuyên có thêm tiền thì mình gợi ý cho các bạn mục Be added. Với phần này, mình ít khi xem thêm tiền đó có như thế nào nên mình chỉ kẻ một bảng với kích cỡ vừa/nhỏ và ghi số tiền được thêm.
•Ngoài ra, nếu các bạn có bán một số vật phẩm ở lớp thì các bạn có thể kẻ khung theo dạng này để quản lý (số tiền này tính riêng, không gộp chung Be added):
Tên người mua - số lượng - mặt hàng (nếu bạn bán nhiều thứ) - số tiền.•
2. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KAKEIBO
Đầu tiên, lập ra số tiền mà bạn có ban đầu như Expense Tracker truyền thống mà mình giới thiệu ban nãy.
B2: Xác định và ghi ra tất cả những chi phí cố định các bạn cần tiêu trong năm học. VD: đồ dùng học tập (thường là đầu năm), quỹ lớp, đồ ăn sáng, v.v
B3: Ghi ra số tiền các bạn muốn tiết kiệm trong năm học và cất riêng, cố gắng không đụng tới. Tổng kết số tiền ban đầu để dành và số tiền còn lại.
B4: Chia ra 4 loại chi tiêu thông thường
Thiết yếu: Ăn uống, v.v
Tiêu vặt: Thuốc, đồ dùng học tập, tiền quỹ, v.v
Giải trí: Sách vở, phim ảnh, v.v
Phát sinh thêm: Tiền vệ sinh lớp (mình thấy năm nào cũng có), tiền sửa chữa/mua thêm đồ dùng,...,
B5: Tổng kết số tiền đầu năm và cuối năm/cuối HK. Xem có dư được đồng nào hay không và cho vào số tiền tiết kiệm. Cộng số tiền tiết kiệm còn lại và tiền cuối năm, so sánh với tiền ban đầu. Từ đó rút ra bài học cho năm/HK sau.
Bài tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, ảnh từ Phạm Uyên và quynhtrangpham
Nguồn chính: Phạm Uyên; Quynhtrangpham blog
Nhận xét
Đăng nhận xét